Bình tích áp khí nén (air tank), hay còn gọi là bình chứa khí nén hoặc bình giãn nở, là một thiết bị quan trọng trong hệ thống khí nén. Nó có chức năng lưu trữ khí nén và duy trì áp suất ổn định, giúp hệ thống hoạt động hiệu quả, an toàn và bền bỉ hơn. Bình tích áp khí nén giữ vai trò thiết yếu trong việc cân bằng áp suất, đảm bảo khí nén luôn sẵn sàng cung cấp cho các thiết bị trong hệ thống khi có nhu cầu đột biến.
Bình tích áp khí nén thường có thiết kế hình trụ tròn, được làm từ vật liệu kim loại chịu lực cao, có khả năng chịu áp suất lớn. Bề mặt bên ngoài của bình được phủ lớp sơn tĩnh điện, giúp chống ăn mòn và oxi hóa khi tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, từ đó tăng độ bền cho thiết bị.
Các tác dụng chính của bình tích áp khí nén bao gồm:
Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng hệ thống khí nén, có thể lựa chọn chủng loại bình theo chủng loại sau:
Bình chất liệu thép dùng tích khí nén, khí N2
Phân loại theo dung tích và công suất, từ các hệ thống nhỏ đến các nhà máy lớn.
Các dung tích phổ biến: 100L, 200L, 500L, 1000L, 2000L, phù hợp với yêu cầu của các hệ thống khí nén công nghiệp.
Bình tích áp Inox
Dùng cho các ứng dụng yêu cầu vệ sinh cao, đặc biệt trong ngành thực phẩm và dược phẩm.
Chống ăn mòn, dễ dàng làm sạch và phù hợp với môi trường khắc nghiệt.
Bình tích áp Epoxy
Lớp phủ epoxy giúp bảo vệ bình khỏi các yếu tố hóa học, tăng độ bền trong môi trường ẩm ướt.
Thường dùng trong các hệ thống khí nén yêu cầu chất lượng khí cao như trong ngành thực phẩm.
Bình tích chân không (áp suất âm):
Thiết kế chuyên biệt cho các hệ thống bơm chân không, giúp duy trì áp suất ổn định và nâng cao hiệu suất bơm.
Tối ưu hóa quá trình làm việc của bơm chân không và giảm sự dao động áp suất.
Bình tích cao áp:
Loại bình chịu áp suất cao tên 16bar, 15bar, trên 30bar cho hệ thống máy nén khí áp cao.
Bình tích áp có nhiều dung tích khác nhau, phù hợp với từng hệ thống khí nén và nhu cầu sử dụng. Các dung tích phổ biến bao gồm: 100L, 200L, 500L, 1000L, 2000L, 3000L… trên 10.000L. Để lựa chọn dugn tích bình tích áp phù hợp, cần xác định công suất của máy nén khí và nhu cầu khí nén trong hệ thống. ta sẽ dựa vào công thức hoặc tra theo bảng.
Bảng chọn nhanh dung tích bình tích áp theo công suất máy
STT | Công suất máy nén khí ( HP/KW) | Dung tích bình chứa khí nén( lít) |
1 | Dưới 5hp – 3.7kw | 50-300 Lít |
2 | Dưới 10hp – 7.5kw | 300 lít – 500 lít |
3 | 15hp – 11kw | 500 lít – 600 lít |
4 | 20hp – 15kw | 1000 lít |
5 | 30hp – 22kw | 1000 lít – 1500 lít |
6 | 40hp – 30kw | 1500 lít |
7 | 50hp – 37kw | 2000 lít |
8 | 75hp – 55kw | 3000 lít |
9 | 100hp – 75kw | 4000 lít |
10 | 120hp – 90kw | 5000 lít |
11 | 150hp – 110kw | 6000 lít |
12 | 200hp – 150kw | 8000 lít |
13 | 250hp – 185kw | 10.000 lít |
Trong thiết kế thực tế kỹ thuật viên có thể điều chỉnh dung tích tùy theo điều kiện thực tế và có chủ đích.
Bảng giá bình chứa khí nén thép tiêu chuẩn cung cấp bởi UNI ACCOM
STT | Thể tích ( lít) | Độ dày (mm) | Giá tham khảo ( VNĐ) |
1 | 100 | 6 | 3.000.000-3.500.000 |
2 | 180 | 6 | 3.600.000-4.500.000 |
3 | 230 | 6 | 4.300.000-5.400.000 |
4 | 300 | 6 | 5.800.000-6.500.000 |
5 | 500 | 6 | 7.000.000-9.000.000 |
6 | 1000 | 6 | 10.000.000-15.000.000 |
7 | 1500 | 8 | 16.500.000-20.000.000 |
8 | 2000 | 8 | 18.000.000-25.000.000 |
9 | 3000 | 8 | 27.500.000-36.000.000 |
10 | 4000 | 8 | 42.500.000-54.000.000 |
11 | 5000 | 8 | 51.000.000-60.000.000 |
Bảng giá áp dụng cho bình tiêu chuẩn, với các model bình tích khí thiết kế riêng chúng tôi có tính thêm phụ phí.
Bình Tích Áp Giá Rẻ:
Thường được làm từ thép mỏng hơn, không đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, dẫn đến giảm độ bền và dễ bị rò rỉ khí.
Phụ kiện đi kèm có thể kém chất lượng, dễ hỏng hóc.
Sơn phủ thường không đạt chất lượng, dễ bong tróc.
Bình Tích Áp Cao Cấp:
Sử dụng vật liệu chịu áp lực tốt, thép đúng tiêu chuẩn, giúp đảm bảo độ bền lâu dài.
Sơn phủ chất lượng cao, có cửa vệ sinh dễ dàng bảo trì, giúp kéo dài tuổi thọ của bình.
Phụ kiện đi kèm đạt tiêu chuẩn, đảm bảo không rò rỉ khí và hoạt động ổn định.
Thông số kỹ thuật tiêu biểu cho bình dung tích 1000 lít
Dưới đây là một số thông số kỹ thuật mẫu cho bình tích áp dung tích 1000 lít. Các thông số này có thể thay đổi tùy theo thiết kế và yêu cầu của từng loại bình:
Hạng mục | Thông số |
---|---|
Dung tích chứa khí | 1000 Lít |
Chất liệu | Thép tấm nguyên khối SS400 |
Tiêu chuẩn | TCVN 8366:2010 |
Đường kính | 800 mm |
Chiều cao | 2300 mm |
Ống khí vào/ra | Ren trong 40A (Φ 48mm) |
Ống van an toàn | Ren trong 20A (Φ 27mm) |
Ống van xả đáy | Ren trong 20A (Φ 27mm) |
Áp suất thiết kế | 10 Bar / 1.0 MPa |
Áp suất làm việc | 10 Bar / 1.0 MPa |
Áp suất kiểm thử | 15 Bar / 1.5 MPa |
Sơn trong | 1 lớp chống ăn mòn và rỉ sét |
Sơn ngoài | 1 lớp màu và tĩnh điện |
Màu sắc cơ bản | Xanh lam |
Bình tích áp có thể lắp đặt ở đâu trong hệ thống khí nén?
Bình tích áp có thể được lắp trước máy sấy khí (giúp ổn định áp suất đầu vào cho máy sấy) hoặc sau hệ thống xử lý khí nén (đảm bảo khí nén khô và sạch, ổn định áp suất). Ngoài ra, bình tích áp cũng có thể được lắp đặt cạnh máy sản xuất nhằm bù áp cho các máy sản xuất có nhu cầu tiêu thụ khí nén lớn. Vị trí lắp đặt tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của hệ thống khí nén và các thiết bị liên quan.
Tại sao tôi phải kiểm định bình tích áp?
Máy nén khí là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được quy định trong thông tư 05/2014 – BLĐTBXH. Do chúng dễ gây cháy nổ. Đồng thời trong quá trình kiểm định sẽ phát hiện ra các khuyết tật, hư hỏng và từ đó kịp thời khắc phục nhằm giảm thiểu các tai nạn lao động cũng như nâng cao năng suất làm việc của thiết bị.
Làm sao để biết dung tích bình tích áp cần chọn?
Dung tích bình tích áp nên được lựa chọn dựa trên công suất máy nén khí và nhu cầu sử dụng khí nén trong hệ thống. Bạn có thể tham khảo bảng tính toán dung tích hoặc tư vấn từ chuyên gia để chọn bình tích phù hợp với lưu lượng khí nén và áp suất yêu cầu của hệ thống.
Một công thức tính, hoặc sử dụng bảng tra nhanh để chọn dung tích phù hợp với công suất của máy nén khí.
Bình tích áp có tiết kiệm năng lượng không?
Có, bình tích áp giúp duy trì áp suất ổn định trong hệ thống khí nén, giúp giảm tần suất khởi động của máy nén khí. Điều này không chỉ giảm mài mòn cho máy nén mà còn tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Bình tích áp giúp hệ thống hoạt động liên tục mà không phải khởi động lại máy nén khí mỗi khi cần khí, từ đó tiết kiệm điện năng và chi phí vận hành.
Cần bảo trì bình tích áp không?
Bình tích áp cần được bảo trì định kỳ để kiểm tra độ bền, phát hiện các vấn đề như sự tích tụ nước trong bình hoặc hư hỏng vật liệu. Bạn nên sử dụng dịch vụ kiểm định để kiểm tra khả năng làm việc và độ dày bình tích còn lại. Nếu cần thiết, cân nhắc thay thế để đảm bảo an toàn. Các thiết bị phụ trợ như van xả, đồng hồ, van an toàn cũng cần được kiểm tra và hiệu chỉnh. Với bình tích áp có cửa lớn, định kỳ vệ sinh và sơn chống rỉ nếu cần thiết.
Tiếng hú từ bình tích áp là do đâu?
Tiếng hú hoặc tiếng kêu từ bình tích áp có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Kết cấu bình tích áp mỏng, không đủ cứng, dẫn đến rung động khi có luồng khí nén đi qua.
Mối ghép ngõ vào không cẩn thận: Nếu các ống dẫn khí không được lắp đặt chính xác hoặc không kín, khi khí đi qua sẽ tạo ra tiếng kêu.
Lưu lượng khí nén quá lớn so với khả năng chịu đựng của bình tích áp, gây ra các hiện tượng này.
Để khắc phục, bạn có thể kiểm tra lại các mối ghép, điều chỉnh lưu lượng khí hoặc thay thế các bộ phận bị hỏng.