Kiểm định máy nén khí mức phạt nếu vi phạm

Đăng bởi Trần Đình Huy vào lúc 15/03/2021

    kiem dinh may nen khi binh tich ap cong nghiep

    Vì sao phải kiểm định máy nén khí?

    Máy nén khí là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được quy định trong thông tư 05/2014 – BLĐTBXH. Do chúng có chứa áp suất cao dễ gây cháy nổ vì thế để đảm cho thiết bị làm việc an toàn chúng ta phải kiểm định theo đúng các quy định hiện hành.

    Mặt khác trong quá trình kiểm định sẽ phát hiện ra các khuyết tật, hư hỏng và từ đó kịp thời khắc phục nhằm giảm thiểu các tai nạn lao động cũng như nâng cao năng suất làm việc của thiết bị.

    Các loại máy nén khí cần phải kiểm định

    Các bình khí nén có dung tích trên 25 lít, tích số giữa áp suất làm việc P (tính bằng bar) và thể tích chứa V (tính bằng lít) được áp dụng theo công thức P x V < 200. Ngoài ra các chai chứa khí hóa lỏng, khí hòa tan không áp dụng cho quy trình kiểm định này.

    Như vậy ngoài các bình chứa khí nén kể trên tất cả đều phải kiểm định.

    Thời hạn kiểm định máy nén khí

    Đối với thiết bị ngoại nhập lần đầu tiên đưa vào sử dụng thời hạn sử dụng là 3 năm, định kỳ là 2 năm, nếu trên 24 năm thời hạn còn 1 năm.

    Tuy nhiên thời hạn kiểm định còn phụ thuộc tình trạng làm việc của máy móc hiện tại cũng như công tác bảo trì bảo dưỡng của đơn vị sử dụng. Mà kiểm định viên sẽ đưa ra quyết định thời hạn kiểm định chính xác sau khi hoàn tất quy trình kiểm định.

    Khi nào kiểm định máy nén khí ?

    Về tổng quan sẽ có 3 hình thức kiểm định máy nén khí đó là:

    Kiểm định máy nén khí lần đầu: Máy nén khi mới xuất xưởng trước khi đưa vào hoạt động bắt buộc phải kiểm định lần đầu.

    Kiểm định máy nén khí định kỳ: Là khi hết thời hạn kiểm định lần đầu hết hiệu lực thì các kỳ kiểm định tiếp theo được gọi là kiểm định định kỳ.

    Kiểm định máy nén khí bất thường: Là sau khi thiết bị được đại tu, sửa chữa hoặc là theo yêu cầu của thanh tra hoặc là chủ sở hữu. Hay là trong qua trình vận chuyển xảy ra sự cố nghi ngờ ảnh hưởng đến an toàn của thiết bị.

    Mức phí phạt khi không kiểm định máy nén khí

    Theo mục 5 của nghị định 95/2013-NDCP ban hành ngày 22/8/2013 có quy định mức xử phạt như sau:

    Phạt tiền người sử dụng lao động nếu vi phạm các quy định về sử dụng những loại thiết bị, máy móc, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như sau:

    1. a)Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ quan có thẩm quyền việc kiểm định các loạimáy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
    2. b)Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo trước khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
    3. c)Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vitiếp tục sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu;
    4. d) Nếu không kiểm định thiết bị sẽ phạt từ 02 đến 03 lần tổng giá trị phí kiểm định máy, thiết bị vật tư vi phạm.

    Bảng giá phí kiểm định thiết bị áp lực

    STT Chủng loại thiết bị Đơn vị Dung tích Chi phí
    1 Máy nén khí (bình khí chứa khí nén) Thiết bị Đến 2m3 500.000
    2 Máy nén khí (bình khí chứa khí nén) Thiết bị Trên 2m3 đến 10m3 800.000
    3 Máy nén khí (bình khí chứa khí nén) Thiết bị Trên 10m3 đến 25m3 1.200.000
    4 Máy nén khí (bình khí chứa khí nén) Thiết bị Trên 25m3 đến 50m3 1.500.000
    5 Máy nén khí (bình khí chứa khí nén) Thiết bị Trên 50m3 đến 100m3 4.000.000
    6 Máy nén khí (bình khí chứa khí nén) Thiết bị Trên 100m3 đến 500m3 6.000.000
    7 Máy nén khí (bình khí chứa khí nén) Thiết bị Trên 500m3 7.500.000

    Điều kiện để kiểm định máy nén khí

    Máy nén khí đang trong tình trạng sẵn sang phục vụ cho công tác kiểm định, bình chứa khí nén không bị móp méo biến dạng hoặc rỉ sét và có đầy đủ các thiết bị an toàn như: rờ-le áp suất, đồng hồ áp, van an toàn.

    Các yếu tố về môi trường thời tiết không làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm định.

    Đôi với các thiết bị nhập khẩu hoặc mới vừa xuất xưởng phải có hồ sơ xuất xứ đầy đủ.

    Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải được đảm bảo.

    Quy trình kiểm định máy nén khí

    Đầu tiên là kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy nén khí xem chúng có phù hợp với thiết bị trên hiện trường không? Các kiến nghị kiểm định lần trước (nếu có).

    Tiếp theo là kiểm tra kỹ thuật bên ngoài và bên trong của thiết bị. Bên ngoài ta dung phương pháp trực quan để quan sát tổng thể xem bình chứa khí nén có bị móp méo biến dạng, rỉ sét không, cũng như các thiết bị an toàn còn đầy đủ hay không? Tình trạng đường hàn còn tốt hay không?

    Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm: Theo như quy định thì 6 năm chúng ta tiến hành thử thủy lực một lần. Còn các thiết bị định kỳ dưới 6 năm chúng ta có thể bỏ qua bước thử thủy lực, mà tiến hành kiểm tra chiều dày thành bình bằng thiết bị siêu âm bề dày kim loại.

    Kiểm tra vận hành: Cho máy chạy trong điều kiện hoạt động bình thường, thời gian thử là 60 phút.

    Xử lý kết quả kiểm định: Đối với thiết bị đạt yêu cầu sau khi kết thúc quy trình kiểm định thiết bị sẽ được dán tem kiểm định, còn các thiết bị chưa đạt yêu cầu thì còn tùy vào tình trạng thực tế mà bên đơn vị kiểm định có kiến nghị chủ sở hữu máy nén khí khắc phục trong thời gian sớm nhất. Sau đó sẽ tiến hành quy trình kiểm định từ đầu nếu đạt yêu cầu sẽ dám tem và cấp phiếu kết quả kiểm định.

    Lưu ý: Các bước kiểm định trước phải đạt yêu cầu thì các bước sau mới được tiến hành, cứ làm theo trình tự các bước và được ghi chép vào biên bản hiện trường (theo quy định tại Phụ lục 01 của quy trình kiểm định thiết bị áp lực) biên bản này sẽ lưu giữ tại đơn vị kiểm định.

    Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định

    Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải phù hợp với đối tượng kiểm định và phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định, bao gồm:
    Thiết bị, dụng cụ phục vụ khám xét:

     Thiết bị chiếu sáng có điện áp của nguồn không quá 12V, nếu bình làm việc với môi chất cháy nổ phải dùng đèn an toàn phòng nổ.

    Búa kiểm tra có khối lượng từ 0,3kg đến 0,5kg;

    Kính lúp có độ phóng đại phù hợp;

    Dụng cụ đo đạc, cơ khí: Thước cặp, thước dây;

    Thiết bị kiểm tra được bên trong: Thiết bị nội soi.

    Thiết bị , dụng cụ phục vụ thử bền, thử kín:

    Thiết bị tạo áp suất có đặc tính kỹ thuật (lưu lượng, áp suất) phù hợp với đối tượng thử;

    Phương tiện, thiết bị kiểm tra độ kín.Thiết bị , dụng cụ đo lường:

    Áp kế có cấp chính xác và thang đo phù hợp với áp suất thử.Thiết bị, dụng cụ đo, kiểm tra chuyên dùng khác(nếu cần):

    Thiết bị kiểm tra siêu âm chiều dầy;

     Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn;

     Thiết bị kiểm tra chất lượng bề mặt kim loại.

    Tiêu chuẩn kiểm định máy nén khí

    QCVN 01:2008 – BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;

    TCVN 8366:2010 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo;

    TCVN 6155:1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa;

    TCVN 6156:1966 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử;

    TCVN 6008:2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.

    Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn tại quy trình kiểm định này có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.

    Việc kiểm định các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn của bình chịu áp lực có thể áp dụng theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.

    Được quy định cụ thể trong Thông tư 73/2014/TT-BTC, tuy nhiên đây chỉ là bảng giá mang tính chất tham khảo còn trên thực tế phí kiểm định bình khí nén phụ thuộc vào số lượng bình cũng như vị trí lắp đặt thiết bị. Vì vậy hãy liên hệ với bộ phận kinh doanh để được báo giá chính xác nhất cho từng trường hợp.

    Tại sao phải siêu âm bề dày của bình chứa khí nén?

    Vì trong quá trình Bình làm việc nếu chúng ta không bảo trì bảo dưỡng bình thường xuyên và quan trọng nhất là không xả nước trong bình chứa khí nén thường xuyên, nước tích tụ lâu ngày sẽ gây hiện tượng ăn mòn làm cho thành bình mỏng đi nên mỗi kỳ kiểm định phải tiến hành siêu âm bề dày để theo dõi mức độ ăn mòn và chiều dày còn lại của bình có đủ làm việc an toàn hay không? Bề dày của bình được đo với 2 thông số dày thân bình và dày đáy cong bình.

    Công thức kiểm tra bề dày thân Bình: Chiều dày định mức cho phép của thân bình dạng hình trụ, chịu áp lực bên trong, được xác định theo công thức dưới

    Công thức kiểm tra bề dày đáy cong của Bình: Chiều dày định mức cho phép của đáy bình dạng đáy cong, chịu áp lực bên trong, được xác định bởi công thức trên

    Khi tính ra được bề dày tối thiểu của bình ta so sánh với kết quả siêu âm được sẽ đánh giá được tình trạng của bình.– 

    Khi tính ra được bề dày tối thiểu của đáy cong bình ta so sánh với kết quả siêu âm được sẽ đánh giá được tình trạng của bình.

    Dịch vụ kiểm định máy nén khí

    Máy và thiết bị mới đã được kiểm định khi xuất xưởng. Bạn cần tem kiểm định của Việt Nam vui lòng liên hệ trung tâm kiểm định gần khu vực bạn thực hiện kiểm định lại.

    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền:

    DANH MỤC
    DANH MỤC SẢN PHẨM