Thiết kế phòng máy nén khí toàn tập
Trần Đình Huy
Thứ Bảy,
20/03/2021
Nội dung bài viết
Bài viết tổng quan về thiết kế phòng máy nén khí. Cung cấp toàn bộ kiến thức cần thiết nhất để thiết kế phòng máy nén khí.
Layout 3D phòng máy nén khí Kobelco
Bấm phóng to, xoay, lật xem chi tiết từng thành phần.
Chọn vị trí phòng máy
Chọn lựa vị trí phòng máy cần đảm bảo cách ly khỏi khu vực phát sinh bụi nếu có. Khu vực có độ ẩm cao cũng cần tránh, khu vực có nhiệt độ dưới 40 độ C. Vị trí đặt phòng máy cũng cần thuận lợi cho thiết kế đối lưu gió tươi và gió nóng, gần xưởng sản xuất. Tốt nhất phòng này nằm tại tầng 01 để thuận lợi sửa chữa bảo dưỡng về sau. không quá xa nơi xử dụng khí nén.
Đặc biệt lưu ý vơi những nhà máy có dây truyền sơn, hóa chất vì máy nén khí sử dụng không khí xung quanh để làm nguyên liệu quá trình hoạt động. Những yếu tố ô nhiễm không khí xung quanh phòng máy luôn là nguyên nhân tác động tiêu cực đến máy nén khí. Nguy hại hơn với những nhà máy phát sinh các loại khí có độ Oxi hóa, tiền tố oxi hóa cao như lò đốt than.
Lò đốt than trong nhà máy nhiệt điện, gạch, trưng khí CO từ than đều phát sinh các oxit lưu huỳnh (S). Khi vào máy nén với điều kiện nhiệt độ cao có hơi nước hình thành hợp chất như axit, chất ăn mòn khác, chất có khả năng phản ứng với dầu trong máy nén khí dẫn tới các chi tiết bị ăn mòn nhanh chóng đặc biệt giàn trao đổi nhiệt. Hình thành keo đóng cặn dầu trong máy nén khí.
File thiết kế mẫu phòng máy nén khí định dạng file PDF( Hãng Kasser CHLB Đức)
File thiết kế 1
File thiết kế 2
File thiết kế 3
File thiết kế 4
Tham khảo file thiết chọn mác bê tông
Gia cố bệ đặt máy
Máy nén khí công nghiệp xử dụng động cơ điện và toàn bộ được thiết kế trên giàn khung có giảm trấn. Nên không cần gia cố mặt bằng đặc biệt mà có thể đặt trực tiếp trên mặt sàn bê tông của nhà máy. Nhưng theo kinh nghiệm làm bảo dưỡng của tôi chúng ta nên thiết kế bệ kê máy cao hơn mặt sàn việc này giúp cho công việc bảo dưỡng được thuận lợi, thay dầu nhớt nhanh chóng. Nếu có dầu nhớt vương vãi cũng không bị đọng trong máy giúp máy luôn khô ráo.
Thiết kế phần thông gió
Đây là phần quan trọng nhất trong thiết kế phòng máy nén khí. Được phân làm hai loại máy nén khí làm mát bằng không khí, máy nén làm mát bằng nước. Mời bạn xem chi tiết tại hai phần riêng sau:
Phần I Thông gió máy nén làm mát bằng khí
phần II Thông gió máy nén khí làm mát bằng nước
Thiết kế phần cấp nguồn điện
Máy nén khsi có bảo vệ quá dòng nhưng khôgn có bảo vệ ngắn mạch nên bạn cần lắp thêm MCCB bảo vệ máy nén.
Máy nén khí đều gây ra sự cố nghiêm trọng khi quay ngược chiều quay, mất pha. Máy nén piston quay ngược sẽ mất khả năng làm mát, rơi bánh đà. Máy trục vít quay ngược có thể bị hỏng ngay tức khắc trong khoảng thời gian tính bằng phút. Máy Turbo quay ngược cũng sẽ gây nguy hại. Nhưng do máy nén dạng turbo thường lớn và đắt tiền nền nhà thiết kế thường tích hợp chống quay ngược. Riêng với máy nén trục vít dùng trong nhà xưởng có hãng tich hợp sẵn bảo vệ pha, chống quay ngượccó hãng không. Khi thiết kế nguồn điện bạn nên đặc biệt lưu ý vấn đề chống ngược pha tại những nhà xưởng có nguồn điện không đảm bảo như mỏ than, công trường, khu vực điện không ổn định.
Update 2020: Máy nén công nghiệp hiện đã tích hợp gần như toàn bộ TI chúng có khả năng tự bảo vệ quá dòng, ngắn mạch, mất pha.
Thiết kế phần xả nước thải
Cần có đường ống xả nước riêng, nếu nhà máy tuân thủ theo tiêu chuẩn nước thải. Cần thu gom nước xả của máy nén và máy sấy về nơi xử lý chất thải vì trong nước xả ra từ máy nén công nghệ ngâm dầu luôn chứa hàm lượng dầu máy nên khí nhất định.
Cách đơn giản nhất bạn gom toàn bộ nước thải máy nén khsi vào bồn kín dung tích từ tuỳ công suất máy. Với 03 máy 75 thì nên từ 1000L. Bồn này nên để khu vực thông thoáng và có mở năp, tốt nhất là tại cửa thoát khí nóng của ống thông gió. Việc này sẽ giúp hơi nước bay hơi và cô đọng lượng dầu trong bồn chứa. Giảm khối lượng nước đem đi xử lý nước thải.
Cách thứ hai chuyên nghiệp hơn được những côgn ty lớn áp dụng. Dùng thiết bị tách dầu chuyên dụng. Thiết bị này giữ lại lượng dầu tồn dư của nước thải và thải ra nước sạch. Tuy nhiên nó vẫn có xác suất sự cố hư hỏng thoát dầu ra ngoài môi trường. nên chứa nước thải và kiểm tra tình trạng dầu khi xả bỏ ra môi trường.
Với nhưunxg nàh máy cơ khí, luyện thép có khu xử lý dầu riêng biệt bạn có thể dẫn toàn bộ nước thải ra khu xử lý chung.
Bố chí thiết bị
- Cần đảm bảo khoảng cách giữa các máy với nhau, giữa máy và tường không quá gần thông thường từ 0,5 m trở nên nhằm thuận tiện trong vận hành và bảo dưỡng. Với máy trên 37 kw cần cho khoảng cách đủ rộng cho thiết bị nâng hạ như xe nâng tay có thể đi vừa phục vụ thay bi, di chuyển đầu nén, giàn tản nhiệt máy nén khí.
Riêng máy sấy khí cần đảm bảo khoảng cách và không bị phả khí nóng vào cửa hút khí máy còn lại.
Cơ sở thiết kế tiêu chuẩn ISO 8573-1:2010
Yêu cầu chung
Chọn thiết bị
Bố trí thiết bị
Bố trí đường ống
Chọn đường ống
Chọn bình tích áp
Thông gió phòng máy
Layour 3D
Bản vẽ cad phòng máy
Những vấn đề của hệ thống truyền tải khí nén