Nếu bạn có một máy nén dù lớn hay nhỏ bạn nên sử dụng một bình chưá khí cùng với nó. Bình tích áp không chỉ là phụ kiện chúng là những bổ sung cần thiết cho hệ thống của bạn mang lại giá trị tức thì cho bất kỳ ứng dụng nào.
1. Công dụng bình của tích áp với hệ thống khí nén
Bình tích khí có 03 vai trò chính trong hệ thống máy nén khí (Với máy công nghiệp)
Lưu trữ khí nén: Bình tích áp là nơi chứa khí nén đảm bảo việc phân phối khí liên tục và đáng tin cậy. Với máy nén công nghiệp dung tích bình chứa chỉ chứa được lượng nhỏ khí nén so với công suất máy (30s). Thời gian này chỉ đủ thời gian máy nén hoạt động đúng nguyên lý như van cổ hút kịp tác động. Về cơ bản với máy công nghiệp chức năng lưu trữ khí nén là không đáng kể. Có khá nhiều người nhầm lẫn ý nghĩa này khi xem xét việc tăng dung tích bình chứa khi nhà xưởng thiếu lưu lượng khí.
Với máy nhỏ & dân dụng mục đích chính của bình tích áp đóng vai trò như kho lưu trữ khí nén để sử dụng khi cần ví dụ bơm lốp, súng vặn ốc v.v.. Lúc này bình tích áp hoạt động theo cách tương tự như một quả pin. Nó cho phép bạn sử dụng máy nén khí nhỏ cho thiết bị sử dụng nhiều khí tại một thời điểm bằng cách tận dụng việc lưu trữ năng lượng dạng khí nén.
Duy trì áp suất giảm sung động:
Bình tích khí nén đóng vai trò như tụ điện trong mạch điện giảm bớt sóng mấp mô của dòng điện, hoặc như đệm truyền nối giữa hai truyền sản xuất. Bình tích áp xoá bỏ xung động lên xuống đột ngột lưu lượng khí nén trong thời gian ngắn, tức khả năng giảm sụt áp tức thời với đường ống truyền tải, hay tại một vị trí trong nhà máy sử dụng khí lớn vào một chu trình almf việc của máy.
Ví du: Bạn có máy nén tạo ra khí nén có lưu lượng 100L/phút /7 bar. Bạn có một máy sản xuất xử dụng xi lanh nâng hạ cần lưu lượng 80L/phút/6 bar. Máy có chu trình làm việc 30s chờ 15s nâng chi tiết 15s hạ lại vj trí ban đầu. Nếu không có bình tích áp thi máy sẽ bị tụt áp suất tức thời tại chu trình nạp khí vào xi lanh. Tức trong 15s nó cần 80L khí nhưng trong 15s máy nén chỉ sản sinh ra 25L. Hết chu trình nạp khsi vào xi lanh máy nén khí lại chạy không tải. Khi nắp bình tích áp 500L thì máy nén đầy bình 500L sẽ chuyển sang không tải. Như vậy tại chi trình nạp khí vào xi lanh của máy sản xuất lượng khí dự trữ trong bình hoàn toàn đủ nạp cho xi lanh. không gây sụt áp đáng kể.
Bình tích áp cũng giúp ổn định việc điều khiển máy nén để loại bỏ chu kỳ ngắn áp suất giảm quá mức. Nếu bình chứa quá nhỏ, máy nén khí sẽ phải quay vòng nhanh và làm việc liên tục, điều này sẽ khiến cho máy nhanh hỏng hoặc gặp các sự cố khác.
Ngăn ngừa hư hỏng tiết kiệm điện: Máy nén tự động khởi động lại khi hệ thống nhận áp suất khí nén giảm Nếu bạn đang chạy một hệ thống không có bình chứa, động cơ của bạn đóng mở liên tục để theo kịp nhu cầu. Giảm tần suất khởi động của động cơ. Mặt khác máy nén khí đặc biệt máy công nghiệp khi chuyển chế độ tải /không tải máy cần có thời gian 15s đến 30s để máy chuyển trạng thái hoàn toàn. Áp suất bình dầu đã được xả toàn bộ, van chấp hành hoàn thành nhiệm vụ. Việc chuyển đổi trạng thái tải tần suất thấp sẽ giúp tiết kiệm điện hơn.
Với máy nén khí piston để tạo ra khí nén. Piston đi lên để nén không khí và đi xuống để giải phóng nó. Hoạt động theo chu kỳ này cung cấp khí nén theo xung có thể khiến công việc khó khăn hơn nhiều so với mức cần thiết. Một chứa khí làm giảm xung động, cung cấp một dòng khí nén ổn định ở áp suất không đổi. Luồng khí đồng đều giúp làm việc dễ dàng hơn và giảm hao mòn máy của bạn. Bình tích là thành phần bắt buộc tích hợp vơi smays nén piston.
Ngưng tụ bẩn, bẫy nước, làm mát khí
Không khí trong khí quyển chứa nước ở dạng hơi. Hơi nước thường chứa một lượng nhỏ tạp chất như bụi và dầu. Khi hệ thống của bạn nén không khí, hơi nước chuyển thành sương đi vào hệ thống của bạn.
Bình tích nhò có không gian phình to hơn nhiều lần đường ống sẽ tạo ra tốc độ dòng chảy thấp, kết hợp cổ vào dưới thấp. đầu ra khí nén trên cao. Dòng khí đi xoáy trong bình va đập thành bình làm các hạt sương nhỏ va đập nhau có kích thước giọt nước lớn hơn (như bẫy nước). Với dòng chảy chậm những giọt nước rơi xuống dưới qua van xả nước đáy bình đi ra ngoài.
Vỏ bình tích cũng đóng vai trò như cánh trao đổi nhiệt làm hạ nhiệt độ khsi nén (có thể đến 10 độC tuỳ chênh nhiệt độ môi trường)
2. Bảng chọn dung tích phù hợp công suất máy nén khí
Việc tính toán dung tích bình chứa khí phù hợp dựa trên công thức thực nghiệm phức tạp. Nó là cần thiết với một số ít trường hợp cần tối ưu có đặc thù tải tiêu thụ thay đổi phi tuyến hay đặc thù. Trong phần đa các trường hợp bạn có thể chọn dung tích bình chứa khí theo bảng tra tính sẵn như bên dưới.
Bảng chọn dung tích bình tích áp
Côgn suất máy nén khí (kW/HP)
Dung tích bình tích áp (lít)
Dưới 3.7kw (5.5HP)
<120 lít
5.5kW (7.5HP)
200 lít
7.5kW (10HP)
500 lít
11kW (15HP)
600 lít
15kW (20HP)
1000 lít
22kw (30HP)
1000~1500 lít
37kW (50HP)
1500~2000 lít
55kW (75HP)
2000~3000 lít
75kW (100HP)
3000~4000 lít
110kW(150HP)
5000~6000 lít
150kW (200HP)
8000~10 000 lít
185kW (250HP)
10 000 lít
Lưu ý quan trọng khi lựa chọn bình tích áp cho hệ thống khí nén:
+ Nếu bạn chọn bình chứa khí có dung tích quá lớn so với công suất của máy nén khí thì điều này sẽ gây ra sự lãng phí điện năng. Máy sẽ tốn nhiều thời gian để đạt được áp suất đầy bình chứa khí. Dựa trên hiệu năng hoạt đôgnj của máy nén áp càng thấp lưu lượng càng lớn. Cáp cao thì lưu luwongj giảm. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết
+ Nếu bạn chọn bình tích áp có dung tích quá nhỏ thì sẽ khiến máy nén khí vào tải và ra tải liên tục, rút ngắn tuổi thọ máy nén khí. Thêm nữa, bình chứa khí nhỏ quá sẽ khiến cho áp suất sử dụng khí cho các máy móc, dụng cụ không ổn định.
– Sau khi lựa chọn được dung tích bình chứa rồi bạn mới quan tâm đến áp suất làm việc của bình chứa khí, các thông số kích thước kèm theo bình và đặc biệt là độ dày của bình.
Các bình chứa khí thông thường dưới 3000 lít độ dày là 8. Còn các bình trên 3000 lít thường độ dày sẽ là 10mm. Tuy nhiên, bạn có thể yêu cầu nhà sản xuất chế tạo bình theo yêu cầu của bạn.
– Bạn cần chọn bình có kích thước ngõ vào ra khí nén bằng hoặc lớn hơn ngõ vào ra máy nén khí tránh điểm thắt cổ chai làm sụt giamr áp suất khí.
– Tiếp đến, bạn cần có đầy đủ giấy tờ kiểm định an toàn của bình và thiết bị kèm theo trước khi đưa vào vận hành.
3. Công thức tính dung tích bình tích áp
Để chọn bình tích áp, bạn cần tính toán theo công thức dưới đây:
V=T x [ ( C / P1 + P0 ) – ( C / P2 + P0 ) ]
V: Dung tích bình trong công thức tính chọn bình chứa khí
T: Thời gian của chu kỳ có tải – không tải (phút)
P1: Áp suất thấp của bình chứa khí (kg/cm2G)
P2: Áp suất cao của bình chứa khí (kg/cm2G)
P0: Áp suất khí quyển (kg/cm2A)
C: Lưu lượng khí
Ví dụ cụ thể: Trong trường hợp chu kỳ tải của máy nén khí là 2 phút, áp suất thấp nhất của hệ thống được yêu cầu là 5.0 kg/cm2G.
V=2x[(14/5+1.0033)-(14/7+1.033)]=1.15m3
Kết quả là bạn cần lựa chọn bình chứa khí có dung tích 1.15m3. Dung tích bình chứa khí được khuyến khích lựa chọn lớn hơn một chút so với dung tích thực tế hệ thống khí nén cần.
4. Lựa chọn bình tích áp cho hệ thống khí nén
Sau khi đã tính toán được dung tích cho bình tích áp, bạn cần quan tâm đến áp suất làm việc của bình tích áp và các kích thước của bình như độ dày, vật liệu,…
Thông thường bình tích áp dùng cho hệ thống khí nén có áp suất tối đa là 15 bar. Với những loại máy sử dụng áp cao sẽ buộc phải sản xuất loại bình chịu áp cao hơn.
Khi mua bình tích áp, bạn cần đảm bảo bình được kiểm định và độ an toàn rõ ràng để tránh nhứng sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
Chất liệu bình tích áp phổ biến là bằng thép. Tuy nhiên chất liệu này thường tạo rỉ sét, bề mặt làm nới ở lý tưởng cho ví sinh vật có hại, nấm mốc. Với nàh máy dược phẩm, tế, điện tử áp dụng tiêu chuẩn khí sạch theo GMP hoặc ISO 8573-1:2010 class 0 thì chất liệu bình tích cần là thép không rỉ như Inox.
5. Phụ kiện bình tích áp
Khi mua bình tích áp, bạn cần đảm bảo có các phụ kiện sau đi kèm theo với bình:
– Van an toàn. Chức năng bảo vệ quá áp bình tích (khí nén công nghiệp mặc đinh 10bar), phòng nổ bình tích khí.
– Van xả đáy (khoá tay gạt). Nếu bạn cần lắp thêm van xả nước tự động loại chuyên dụng xả đáy bình hãy tham khảo tại >> Shop chuyên van xả nước nhiều chủng loại.
– Đồng hồ hiển thị áp suất.
– Hồ sơ kỹ thuật, kết quả thử áp.
Ngoài ra, bình chứa khí cần hồ sơ kiểm định thiết bị áp lực theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Sau thời gian sử dụng bình bị han rỉ, tắc nghẽn đường xả đáy. Bình cần vệ sinh sơn lại bên trong bảo vệ sắt khỏi han rỉ.
Bạn cần mua bình tích áp phù hợp cho hệ thống của bạn Để tận dụng những lợi ích đi kèm khi có bình chứa máy nén khí, hãy liên hệ với Á Châu.
Chúng tôi có kinh nghiệm và lựa chọn để ghép cho bạn một bình chứa máy nén khí đáp ứng tất cả các yêu cầu của bạn, hoặc giúp bạn lắp thêm một bình tích áp khác vào hệ thống máy nén khí của mình để cải thiện hiệu suất. Để được trợ giúp qua điện thoại, vui lòng gọi 0974 899 898